Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

NIỀM VUI LAN TÕA LÀ NIỀM VUI NHÂN LÊN!

 Khi nhìn thấy những nụ cười của khách hàng lúc nhận máy, chúng tôi thấy được lấp lánh sau đó là niềm hạnh phúc to lớn mà người khách hàng đạt được sau bao cố gắng.

Có những khách hàng mua một lúc cả chục bộ máy để làm lớn, nhưng cũng có những khách hàng mua về 1 - 2 bộ để cha con cùng làm, vợ chồng cùng làm, hoặc anh em cùng làm. Niềm vui được sở hữu một công cụ làm ăn, được có thêm một nguồn thu nhập của khách hàng chính là niềm vui của Công Ty Hồ Hoàn Cầu​.

Chúng tôi, hàng ngày vẫn cần mẫn sáng tạo, cải tiến sản phẩm để có được giải pháp phù hợp nhất, hoàn hảo nhất cho khách hàng của mình. Bởi chúng tôi thấu hiểu được sự vất vả của khách hàng và sự thuận lợi khi khách hàng được sử dụng những giải pháp cải tiến của chúng tôi.

Chính những nụ cười, có khi là giọt nước mắt hạnh phúc của khách hàng, chính là động lực cho chúng tôi vững tin trên con đường của mình.

Xin cảm ơn hơn 3.000 khách hàng đã đồng hành cùng công ty Hồ Hoàn Cầu trong hơn 12 năm sử dụng máy đúc gạch không nung, và hơn 100.000 khách hàng sử dụng sản phẩm của Hồ Hoàn Cầu trong suốt gần 30 năm vừa qua.


Việc khởi sự kinh doanh đã có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn vì giải pháp máy đúc gạch không nung Hồ Hoàn Cầu.





Hình ảnh hạnh phúc của khách hàng công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu - 0983001038

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

LÀM LỢI CHO KHÁCH HÀNG TỪ CẢI TIẾN NHỎ NHẤT


Sử dụng máy ép gạch không nung Hồ Hoàn Cầu giai đoạn đầu, khách hàng e ngại nhất là công đoạn xúc vật tư (mạt đá, xi măng) vào máy trộn. Công việc này rất nặng nhọc, vất vả mà bụi bặm vì phải xúc rất nhiều lần thủ công. Ai đã từng chứng kiến việc sản xuất gạch không nung trước đây thì đều thấu hiểu được nỗi vất vã này.
Đến thăm một khách hàng lâu năm của công ty

Từ năm 2013, công ty Hồ Hoàn Cầu nghiên cứu và chế tạo hệ thống tời nguyên liệu, một hệ thống tự động không dùng sức người. Tất cả đều do máy làm, người lao động không cần phải f gồng mình xúc đá nữa. Bộ tời đã tiết kiêm được sức lực, mồ hôi, tiết kiệm được sức khỏe cho người lao động. Gặp khách hàng nào cũng hồ hổi: "có bộ tời mình thấy khỏe ra cả chục tuổi". 

Công ty Hồ Hoàn Cầu cảm thấy tự hào vì mình đã giúp được bà con, cảm thấy vui sướng vì đã đem lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội. Công ty sẽ luôn lắng nghe, thấu hiểu khách hàng để nghiên cứu nhiều hơn nữa, tạo ra nhiều cải tiến hơn nữa, giúp ích cho việc làm giàu của khách hàng.


Chương trình Khoa học công nghệ của VTV2 về công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

CHÚNG TÔI ĐÃ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHƯ THẾ NÀO?


Những năm 1990, khi mà điều kiện nước ta còn nghèo nàn lạc hậu, nhà nhà dùng bếp ăn bằng kiềng ba chân và quạt gió bằng tay, đem lại hiệu suất lao động rất thấp, những người nội trợ trong gia đình rất vất vả để làm bữa cơm cho cả nhà. Phát hiện ra vấn đề đó, Công ty Hồ Hoàn Cầu, lúc đó là xưởng sản xuất cơ khí Hoàn Cầu, đã nghiên cứu và sản xuất bếp tiết kiệm nhiên liệu Hồ Hoàn Cầu. Sản phẩm gồm quạt gió và bếp gang được đúc theo một thiết kế thông minh, đảm bảo được việc tận dụng sức thổi của quạt và nhiên liệu đốt. Rất nhanh chóng, sản phẩm được rộng rãi nhân dân đón nhận. Những năm 1990 – 2000 đó, công ty sản xuất hàng triệu bộ bếp, bán ra khắp cả nước và sang tận Lào, Cambodia. Sản phẩm đem lại cho công ty một tiếng vang về sáng chế phục vụ người dân nghèo.

Những năm 2000, việc bằm rau, thái chuối, xắt thuốc lào hoặc lấy hạt ngô tại địa phương phần lớn bằng tay. Người nông dân khi thu hái xong thường dùng dao để thái. Mất hàng ngày trời mới thái xong mấy cây chuối hoặc một vài yến thuốc lào. Thật là vất vả, và hiệu suất cũng quá thấp. Phát hiện thấy vấn đề đó, công ty đã nghiên cứu sáng chế thành công máy bằm rau thái chuối, máy tẽ ngô, máy cắt thuốc lào. Sản phẩm đã được đông đảo bà con nông dân đón nhận. Năng suất tăng gấp hàng chục lần. Và người nông dân đã cảm thấy khỏe hơn, năng suất hơn.
Từ những phát hiện đó, công ty nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ bà con nông dân, những người thu nhập thấp. Họ thu nhập thấp không phải vì họ không chăm chỉ, cần cù, mà vì hiệu suất lao động thấp. Suy nghĩ xuyên suốt như vậy, dần dần đã hình thành nên một triết lý cho công ty: đó là luôn luôn nghiên cứu và sản xuất làm lợi cho bà con bằng các máy móc thiết bị nâng cao được hiệu suất lao động.

Từ triết lý làm lợi cho khách hàng đó, công ty Hồ Hoàn Cầu đã nghiên cứu và sáng chế sản phẩm máy đúc gạch không nung Hồ Hoàn Cầu. Người dần Việt Nam làm gạch táp lô bằng tay và một khuôn thép, mỗi ngày chỉ làm 10 – 20 viên, sử dụng máy của Hồ Hoàn Cầu đã nâng được công suất từ 2000 viên của thế hệ máy thứ nhất đến 4000 viên thế hệ máy thứ 3 và hiện nay là 7000 viên của thế hệ máy thứ 6. Nếu sử dụng khuôn gạch 20 viên có thể sản xuất được 10 000 viên gạch không nung mỗi ngày. Tính ra mỗi năm có công suất thiết kế là 3,6 triệu viên gạch.
Để tăng năng suất, giảm sự khó nhọc cho người lao động, công ty đã sáng chế ra hệ thống ép gạch tự động, hệ thống tời xúc vật tư, hệ thống máy trộn nằm đạt được hiệu suất cao, giảm công lao động, vật liệu nhuyễn, đẹp mà lại dễ sử dụng. Mỗi ngày trên đất nước Việt Nam có hàng nghìn người lao động phổ thông đang vận hành máy đúc gạch Hồ Hoàn Cầu.

Thật là một hiệu suất đáng kinh ngạc.

Từ phát hiện xây dựng được triết lý, từ triết lý xây dựng được thương hiệu. Những giá trị của công ty đem đến cho xã hội, cho khách hàng đã được lan tõa một cách tự nhiên. Từ những năm 1998, đài truyền hình Việt Nam đã về quay phóng sự về doanh nhân Hồ Văn Hoàn, về công ty Hồ Hoàn Cầu, đã gọi ông là Vua bếp. Sau này là Vua máy đúc gạch năm 2014, hoặc có khi được gọi là Nhà khoa học vì nông dân hay Nhà sáng chế vì người nghèo năm 2015. Đó đều là những cách gọi thân thương của khách hàng, đối tác, lãnh đạo các cấp giành cho giám đốc công ty nói riêng và công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu nói chung. Điều quan trọng hơn, các khách hàng, những người sử dụng trực tiếp sản phẩm của Hồ Hoàn Cầu đã đặt lại máy, đã giới thiệu cho bạn bè, người quen sử dụng máy đúc gạch không nung Hồ Hoàn Cầu để làm ăn kinh doanh.

Đó chính là thương hiệu.

Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu được nhận diện, khác biệt với các công ty khác vì một triết lý và lịch sử áp dụng triết lý “vì khách hàng, vì người nông dân, vì người nghèo” một cách lâu dài và bền bỉ.

Hãy là người tạo ra giá trị cho xã hội, đó là cách chúng tôi đã sống và chiến đấu!


           Chương trình của Đài truyền hình Nghệ An về công ty: Nhà sáng chế vì nông dân

                           Chương trình Vì người nghèo của VTV1 về công ty Hồ Hoàn Cầu

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Hai lần được Thủ tướng khen

23/04/2014 23:24

Tốt nghiệp trường trung cấp nghề, ông Hồ Văn Hoàn trở về quê nhà nghèo khó và lao vào nghiên cứu, chế tạo hàng loạt sản phẩm được người dân sử dụng rộng rãi. Nông dân ở tỉnh Nghệ An gọi ông với cái tên “vua sáng chế xứ Nghệ”

Trong căn nhà cũng là trụ sở của Công ty Hồ Hoàn Cầu (xóm 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), ông Hồ Văn Hoàn luôn bận rộn với các khách hàng tìm đến mua sản phẩm. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi lần đầu tiếp xúc với người đàn ông 55 tuổi này là sự cởi mở với nụ cười nhân hậu luôn nở trên môi.
Về quê gắn với ruộng đồng
Nhà nghèo nên năm 1978, vừa học xong THPT là Hồ Văn Hoàn tạm chấm dứt ước mơ vào đại học, đi học trường nghề để mong sớm có việc làm đỡ đần cha mẹ. Ra trường, Hoàn xin làm công nhân ở một xưởng cơ khí được một thời gian thì xưởng giải tán nên thất nghiệp.
Chàng trai trẻ quyết định trở về quê gắn với ruộng đồng. Có chiếc xe máy cà tàng mua được sau hơn 10 năm đi làm công nhân, Hoàn quyết định bán để lấy tiền mở một xưởng cơ khí nhỏ sản xuất các nông cụ thô sơ như lưỡi cày, cuốc, xẻng… rồi bán cho nông dân trong vùng.
Ông Hồ Văn Hoàn nhận quà tặng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 1-2014
Ông Hồ Văn Hoàn nhận quà tặng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 1-2014
Thấy nông dân trong vùng ngày càng khó khăn với việc tìm kiếm chất đốt, Hoàn mày mò nghiên cứu rồi sáng chế được bộ bếp gang tiết kiệm nhiên liệu với ưu điểm giá thành chỉ 35.000-40.000 đồng/bộ nhưng tiết kiệm được 30%-40% chất đốt. Ban đầu, Hoàn cho bạn bè dùng thử, thấy quá lợi ích nên dần dà có người đặt hàng, rồi nhiều đầu mối đặt sản xuất với số lượng lớn để xuất khẩu sang Lào, Campuchia. Cơ sở sản xuất bé nhỏ ở vùng quê nghèo heo hút bỗng dưng tấp nập người mua kẻ bán.
“Từ năm 1993 đến 2005, bếp gang của tôi bán rất chạy, sản xuất không kịp. Có ngày bán trên 1.000 bộ” - ông Hoàn kể và mở băng ghi hình cho chúng tôi xem phóng sự Vua bếp (nói về ông Hoàn) do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và phát trên sóng truyền hình năm 1998. Năm 2000, sản phẩm này giúp ông đoạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An.
Có vốn liếng kha khá nhờ bán bếp gang, ông Hoàn mày mò chế tạo các loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và thành công với hàng loạt sản phẩm như máy bằm rau, máy tẻ bắp, máy xắt thuốc lào tự động. “Lúc đầu, nhiều chi tiết chưa chuẩn nhưng cứ khắc phục dần dần rồi sản phẩm cũng hoàn thiện và được thị trường đón nhận” - ông Hoàn nói.
Sản phẩm để đời của ông Hoàn là dây chuyền sản xuất gạch không nung dập cơ bằng tay, công suất 1.500-2.000 viên/ngày, ra đời vào năm 2004 và được cải tiến dần dần để đạt năng suất 4.000 viên/ngày vào năm 2007 và 7.000 viên/ngày vào năm 2011. Sản phẩm này cũng giúp ông đoạt giải cao tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế.
Giúp nông dân thoát nghèo
Huyện Quỳnh Lưu hiện có trên 100 cơ sở sản xuất gạch táp lô không nung sử dụng dây chuyền sản xuất gạch do “kỹ sư nông dân” Hồ Văn Hoàn chế tạo. Nhờ sử dụng dây chuyền này mà nhiều nông dân từ chỗ thiếu việc làm, giờ trở thành ông chủ, bà chủ với cơ ngơi tiền tỉ.
Các cơ sở sản xuất gạch này còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, giúp người dân thoát nghèo. Ông Lê Đôn Hóa, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Văn, nhận xét: “Nhờ có dây chuyền sản xuất gạch do ông Hoàn sáng chế mà địa phương có thêm một nghề mới là sản xuất gạch táp lô. Nghề này giúp người dân địa phương chúng tôi thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.
Ưu điểm nổi bật của dây chuyền sản xuất gạch này là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Nếu đầu tư cả dây chuyền thì chỉ hết 30 triệu đồng nên không chỉ người dân ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh sử dụng phổ biến mà còn được xuất khẩu sang Lào và tận châu Phi. “Riêng trong năm 2012, tôi bán được khoảng 500 dây chuyền, năm 2013 là 700 dây chuyền” - ông Hoàn cho biết.
Từ hai bàn tay trắng, sau hơn 20 năm chế tạo các sản phẩm cơ khí, hiện cơ sở sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng do ông Hoàn làm chủ đã thu hút được trên 80 lao động của quê nhà làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định. Anh Đậu Xuân Chính (ngụ xã Quỳnh Tân), công nhân cơ khí tại cơ sở của “kỹ sư nông dân” Hồ Văn Hoàn, cho biết: “Học ngành cơ khí, ra trường là tôi xin làm việc cho cơ sở này với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Làm việc ở đây ngoài thu nhập ổn định, còn học được rất nhiều kiến thức về lĩnh vực cơ khí, chế tạo do chú Hoàn dạy”.
Năm 1998, ông Hoàn vinh dự được tham gia hội nghị những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc. Tại hội nghị này, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Đến năm 2000, ông được Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Năm 2010, với sáng chế máy sản xuất gạch không nung, ông lại được mời tham dự hội nghị những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc và tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về những sáng chế giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Mới đây nhất, tháng 1-2014, sản phẩm máy đúc gạch không nung trong dây chuyền sản xuất gạch của ông được Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tặng danh hiệu “Thương hiệu sản phẩm dịch vụ Việt Nam phát triển bền vững”. Đó cũng là dịp ông vinh dự được nhận quà tặng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số  ra ngày 20-4: http://nld.com.vn/thời-sự-trong-nước/hai-lần-được-thủ-tướng-khen-20140423205756112.htm

Ở tuổi 55 nhưng đam mê sáng chế vẫn cháy bỏng. Ông Hồ Văn Hoàn bộc bạch: “Còn sức, tôi còn tiếp tục nghiên cứu, chế tạo máy. Với tôi, niềm hạnh phúc lớn nhất là được sáng tạo và nhìn thấy sản phẩm của mình giúp nông dân giảm nghèo”

Bài 1: Kỹ sư "nông dân" và chiếc máy ép gạch


(Baonghean) - Mặc dù gặp không ít khó khăn về kiến thức, về cơ sở vật chất, về thói quen của người dân trong việc sử dụng gạch nung truyền thống làm vật liệu xây dựng… Song, những trăn trở khi đất canh tác của người nông dân đang dần bị băm nát bởi các lò gạch nung thủ công; môi trường đang ngày càng bị đe dọa do ô nhiễm từ khói bụi của các lò gạch lại càng thôi thúc ông Hồ Văn Hoàn ở xóm 6, Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) tìm tòi, nghiên cứu. Và một sản phẩm mới sản xuất gạch xây không nung đã được ông chế tác thành công, đang được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng.
Về Quỳnh Lưu một ngày nắng gắt, qua Thị trấn Giát, trước mắt  chúng tôi là vô số các cơ sở đúc gạch táp lô mà người dân địa phương thường gọi là "sò", giới khoa học gọi là gạch không nung. Gạch không nung được bà con phơi trắng hai bên Quốc lộ 1A. Không chỉ sản xuất, người dân nơi đây đã sử dụng sản phẩm này rất thông dụng, từ xây bờ rào, đến xây nhà tầng. Nhiều công trình đang được xây dựng từ loại gạch này.

Chỉ với 40-50 triệu đồng là có thể sở hữu một máy để sản xuất gạch không nung công suất 5-6 ngàn viên/ca (1 ca tương đương 1 ngày công). Công nghệ đó, về Quỳnh Văn không ai không biết “tác giả” là kỹ sư nông dân Hồ Văn Hoàn (SN 1960) ở xóm 6, Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) chủ doanh nghiệp tư nhân Hồ Hoàn Cầu. Cũng như bao miền quê khác, người dân không còn lạ cảnh đào đất ruộng, qua nhào nặn rồi nung đốt khiến khói bay mù mịt. Cùng với gạch ra đời là môi trường bị đe dọa, đất ruộng không ngừng bị đào bới. Vì thế, nếu dùng đất nung sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất canh tác và vấn đề an ninh lương thực. Ngoài ra, gạch nung cần lượng củi đốt đáng kể, phải dùng lượng than hóa thạch khổng lồ dẫn tới nạn chặt phá rừng, làm mất cân bằng sinh thái. Nhận thức được bất cập đó, ông Hồ Văn Hoàn, kỹ sư cơ khí có nhiều năm kinh nghiệm trong đúc gang, chế tạo máy móc đã trăn trở nghiên cứu, chế tác thành công máy sản xuất gạch không nung.


Máy ép gạch không nung do doanh nghiệp Hồ Hoàn Cầu sản xuất.
Ông Hoàn tâm sự: Gia đình chúng tôi làm nghề cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn từ năm 1990. Trong thời gian gần 20 năm nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2004 khi tìm hiểu thị trường xây dựng, tôi thấy nhu cầu vật liệu trong nông thôn rất lớn, trong khi đó, sản phẩm gạch nung ảnh hưởng lớn tới môi trường sống nên tôi đã nghiên cứu chế tạo dây chuyền sản xuất gạch ép xi măng (máy đúc sò táp lô). Từ công suất ban đầu 2000 viên/ca nay cải tiến đạt công suất 6.000 viên/ca. Từ máy ép bằng cơ học nay chuyển sang máy ép tự động. Đây là dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng giá rẻ: nguyên liệu là bột đá, cát sỏi, đá 0,5; đá 1x2 cùng với xi măng qua máy nhào trộn thành hỗn hợp, đóng ép trong 2 đến 3 ngày là sử dụng xây dựng được ngay.

Trưởng phòng Công thương – UBND huyện Quỳnh Lưu nhận xét: Sản phẩm máy ép gạch không nung của doanh nghiệp Hồ Hoàn Cầu đã góp phần làm sạch môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới; tiện lợi cho người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp xóa đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa, vùng núi nhờ việc dùng nguyên liệu tại chỗ ép thành gạch. Ngoài ra, do không  phải qua khâu nung đốt mà công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường; làm sạch môi trường (tận dụng nguyên liệu là phế thải rắn trong công nghiệp). Song song với những hiệu quả về xã hội là hiệu quả về kinh tế: giá thành rẻ, vốn đầu tư thấp, thiết bị dây chuyền gọn nhẹ, nhà xưởng đơn giản, tiết kiệm vận chuyển do sản xuất tại chỗ… Cái hay nữa của máy ép gạch này là từ hộ cá nhân đến tổ chức đều có thể đầu tư sản xuất được.

Do tính phổ cập cao tháng 5/2010 ông Hồ Văn Hoàn được Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam mời tham dự Hội thảo quốc tế về vật liệu không nung tại Thủ đô Hà Nội. Nhờ tính năng ưu việt của dây chuyền, hiện nay nhiều khách hàng ở các tỉnh, thành khác đã tìm đến đặt mua, sử dụng. Không những thế, dây chuyền sản xuất gạch của doanh nghiệp Hồ Hoàn Cầu còn có mặt ở tận nước bạn Lào, Angola, châu Phi (do người Việt đưa sang). Chỉ tính riêng xã Quỳnh Văn hiện có 100 dây chuyền. Nhiều xã ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng ra lắp đặt loại máy này. Trong năm 2008, cơ sở đã xuất bán được 250 bộ dây chuyền, năm 2009 bán 300 bộ. Các năm 2010, 2011 đều đặn có hàng trăm khách hàng đặt mua. Mỗi bộ dây chuyền cần 5 lao động trực tiếp cộng 5 lao động bốc xếp tiêu thụ cung cấp vật liệu. Bộ dây chuyền sản xuất gạch ép xi măng đã đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Năm 2007 được cấp bằng sáng tạo và đạt giải Ba hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Nghệ An.

Gạch táp lô không xa lạ với nhiều người, đặc biệt thời kỳ bao cấp, khi mà việc sản xuất và sử dụng gạch công nghệ tuynel không thông dụng như bây giờ. Tôi còn nhớ, khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, cũng như nhiều gia đình khác, bố mẹ tôi đã phải tự đóng gạch trong nhiều năm để xây căn nhà mới. Nguyên liệu là cát sạn, xỉ than sau khi đã đun nấu và bồ tạt (và  cả gạch ngói, vôi vữa của các công trình cũ) ... Nguyên liệu sau khi đã được nhào trộn thì được đổ vào khuôn kích thước bằng 3 - 4 viên gạch bây giờ, dùng búa đầm mạnh. Sau khi đã nén chặt thì lấy khuôn ra... và tiếp tục đóng. Cứ như thế, cả buổi chỉ được vài ba chục viên gạch. Tuy nhiên, nhiều gia đình tự túc gạch vì một phần do kinh tế khó khăn, phần vì ngày đó gạch đỏ không phổ biến như bây giờ. Còn hiện nay, đúc gạch táp lô đã tiên tiến hơn nhiều, sử dụng bằng máy móc hiện đại. Điều đáng nói, trước vấn đề môi trường đang trở nên cấp bách như hiện nay, việc sử dụng và nhân rộng mô hình gạch xi măng cốt liệu, không sử dụng đất và chất đốt là hết sức quan trọng.

Tham khảo: 
http://baonghean.vn/kinh-te/cong-nghiep-dich-vu/201207/phat-trien-gach-khong-nung-than-thien-voi-moi-truong-bai-1-ky-su-nong-dan-va-chiec-may-ep-gach-363839/
                                        Chương trình VTV 1: Vua máy ép gạch không nung Hồ Văn Hoàn

Thu Huyền

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

BA LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG TẠI VIỆT NAM


Trên thế giới, việc sử dụng gạch nung bị hạn chế rất nhiều. Đất sét chỉ dùng cho các loại vật liệu trang trí có giá trị cao hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Gạch xây dựng chủ yếu là gạch không nung. Ví dụ như ở Trung Quốc, đến năm 2010 vật liệu xây kiểu mới phải chiếm tỷ lệ hơn 55%; ở Anh, VLXKN đang chiếm 60% trong tổng số vật liệu xây (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/ G%E1%BA%A1ch_kh%C3%B4ng_nung).
Hiện nay thị trường VN đã xuất hiện gần như đầy đủ các loại gạch không nung, trong đó đáng kể nhất là các loại gạch sau:
1    
      1. Gạch xi măng cốt liệu (CBB).
Gạch CBB được làm từ một loại hỗn hợp vữa lấy xi măng làm chất kết dính, cốt liệu và nước. Hỗn hợp này được đóng khuôn và bảo dưỡng (phơi khô trong không khí), sau đó viên gạch có thể đem sử dụng.
Ở Việt Nam, sản xuất gạch CBB chủ yếu lấy bột đá làm cốt liệu. Sản phẩm này là phế thải có rất nhiều ở các địa điểm khai thác nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, ví dụ như các nhà máy xi măng, các mỏ đá xây dựng, bột đá vôi.
Đây là loại gạch phổ biến nhất, chiếm gần 80% thị phần gạch không nung tại Việt Nam. Đến nay đã có hơn 1500 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/năm, khoảng trên 100 dây chuyền có công suất trên 7 – 40 triệu viên/năm. Cuối năm 2014, phạm vi cả nước đã đầu tư dây chuyền có công suất khoảng 5,2 tỷ viên.
Máy ép gạch của công ty Hồ Hoàn Cầu: chi phí thấp, hiệu quả cao, dễ vận hành
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2020 công suất sản xuất gạch không nung phải tang them 8,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Giả sử công suất mỗi dây chuyền máy ép gạch không nung của Hồ Hoàn Cầu là 1 - 3 triệu viên (lấy trung bình 2 triệu viên) thì số lượng dây chuyền cần thêm là hơn 4 0000 dây chuyền. Một con số khổng lồ cho thị trường Việt Nam.
2
      2.  Gạch bê tông khí chưng áp (AAC).
Gạch AAC được làm từ một hỗn hợp vữa thông thường gồm các nguyên liệu như xi măng, vôi, cát xilicat hay tro bay, nước, thạch cao hoặc vữa alumi đổ vào khuôn tạo hình. Phản ứng giữa alumi và vữa xi măng tạo ra các bọt hydrogen nhỏ li ti. Sauk hi khí hydrogen bốc hơi, vữa xi măng bây giờ đã được nạp đủ khí và trở nên đông quánh, được cắt theo kích cỡ và định hình qua chưng hấp bằng hơi nước trong buồng cao áp. Trong quá trình chưng hấp, buồng cao áp sử dụng hơi nước với nhiệt độ cao 190 độ để đấy nhanh quá trình thủy hóa xi măng và tạo nên một phản ứng hóa học thứ hai làm cho AAC trở nên bền, cứng và ổn định về kích thước.
Như vậy quá trình sản xuất gạch AAC phức tạp hơn và tốn kém hơn gạch CBB, đồng thời nguyên liệu cũng không phổ biến và dễ kiếm như CBB.
Hiện nay cả nước có khoảng 12 dây chuyền sản xuất với công suất hàng năm khoảng 1.3 tỷ viên QTC. Thiết bị chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Tổng sản lượng thực tế chỉ chiếm chưa đến 5% thị trường gạch không nung tại Việt Nam. Một số đơn vị sản xuất lớn như Sông Đà Cao Cường, An Thái, UDIC Kim Bình đã đầu tư dây chuyền công suất lớn nhưng rất khó khăn.
3    
      3.  Gạch bê tông bọt:
Thành phần chính của gạch bê tong bọt là chất kết dính (vôi, xi măng, xỉ, tro bay). Lúc đó xỉ và tro bay vừa có vai trò là chất kết dính, vừa là cốt liệu. Quá trình sản xuất có thể sử dụng dưỡng hộ hơi nước để tang nhanh quá trình đóng rắn. Có thể tạo lỗ rỗng theo ý muốn và thường có kích thước gấp 3 đến 6 lần viên gạch tiêu chuẩn.

Vì nguyên liệu đặc thù nên thường được sản xuất tại các khu vực có nguồn phế thải (tro, xỉ) từ nhà máy nhiệt điện, luyện kim. Hiện nay cả nước có 17 dây chuyền sản xuất với công suất hàng năm khoảng 0.12 tỷ viên QTC. Thiết bị chủ yếu nhập khẩu từ Nga. 

Tham khảo:
VTV1 - chương trình Vì người nghèo:



VTV1 - tổng quan ngành VLXD Việt Nam:


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Cơ hội xuất khẩu thị trường châu Phi

Nếu tại Cameroon - một trong những nước giàu nhất châu Phi mà các nhà máy vẫn sản xuất bằng tay như VN cách đây 20 năm thì sản phẩm máy ép gạch không nung của Hồ Hoàn Cầu là một giải pháp tuyệt vời: chi phí thấp, hiệu quả cao, dễ dàng vận hành khai thác

In Cameroon, the one of bigest coutry in the Africa, people make brick like that (same Vietnam 20 year ago), Ho Hoan Cau product (brick make machine) is perfect solution, because of low invest cost, high effective and easy operate!

Bài viết của Báo Công thương Nghệ An về công ty Hồ Hoàn Cầu: Người thợ cơ khí và chiếc máy ép gạch không nung.

Người thợ cơ khí và chiếc máy ép gạch không nung.
Ngày cập nhật 19/03/2013



          Từ những năm 70 của thế kỷ trước người dân huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc …đã có thói quen sử dụng nguyên liệu vỏ sò, xỉ than….và sau này là cát và đá trộn lẫn với vôi hoặc xi măng để đóng táp lô bằng phương pháp thủ công sử dụng vào việc xây dựng nhà cửa, sản xuất vật liệu xây dựng bằng phương pháp trên rất vất vả mà năng suất lao động lại thấp. Trăn trở với nỗi gian khó của người dân, xuất thân là thợ sản xuất sửa chữa cơ khí nhỏ, ông Hồ Văn Hoàn ở xóm 6, xã  Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu đã tìm tòi, nghiên cứu thử nghiệm. Năm 2006 được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh đã chế tạo hoàn chỉnh dây chuyền máy ép gạch không nung như hiện nay đang được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng trong toàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.
          Ông Hoàn cho biết: Từ năm 1990 gia đình chúng tôi làm nghề cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn năm 2004 khi tìm hiểu thị trường xây dựng, tôi thấy nhu cầu vật liệu trong nông thôn rất lớn, trong khi đó, sản phẩm gạch nung ảnh hưởng lớn tới môi trường sống nên tôi đã nghiên cứu chế tạo dây chuyền sản xuất gạch ép xi măng (máy đúc sò táp lô). Từ công suất ban đầu 2000 viên/ca nay cải tiến đạt công suất 6.000 viên/ca. Từ máy ép bằng cơ học nay chuyển sang máy ép tự động. Đây là dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng giá rẻ: nguyên liệu là bột đá, cát sỏi, đá 0,5; đá 1x2 cùng với xi măng qua máy nhào trộn thành hỗn hợp, đóng ép trong 2 đến 3 ngày là sử dụng xây dựng được ngay.
          Trưởng phòng Công thương huyện Quỳnh Lưu nhận xét: Thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu này thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020, sản phẩm máy ép gạch không nung của doanh nghiệp Hồ Hoàn Cầu đã góp phần làm sạch môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới; tiện lợi cho người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp xóa đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa, vùng núi nhờ việc dùng nguyên liệu tại chỗ ép thành gạch. Ngoài ra, do không phải qua khâu nung đốt mà công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường; làm sạch môi trường. Song song với những hiệu quả về xã hội là hiệu quả về kinh tế: giá thành rẻ, vốn đầu tư thấp, thiết bị dây chuyền gọn nhẹ, nhà xưởng đơn giản, tiết kiệm vận chuyển do sản xuất tại chỗ… Cái hay nữa của máy ép gạch này là từ hộ cá nhân đến tổ chức đều có thể đầu tư sản xuất được.
          Do tính phổ cập cao tháng 5/2010 ông Hồ Văn Hoàn được Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam mời tham dự Hội thảo quốc tế về vật liệu không nung tại Thủ đô Hà Nội. Nhờ tính năng ưu việt của dây chuyền, hiện nay nhiều khách hàng ở các tỉnh, thành khác đã tìm đến đặt mua, sử dụng. Không những thế, dây chuyền sản xuất gạch của doanh nghiệp Hồ Hoàn Cầu còn có mặt ở tận nước bạn Lào, Angola, châu Phi (do người Việt đưa sang). Chỉ tính riêng xã Quỳnh Văn hiện có 100 dây chuyền. Nhiều xã ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng ra lắp đặt loại máy này. Trong năm 2008, cơ sở đã xuất bán được 250 bộ dây chuyền, năm 2009 bán 300 bộ. Các năm 2010, 2011, 2012 đều đặn có hàng trăm khách hàng đặt mua. Bộ dây chuyền sản xuất gạch ép xi măng đã đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Năm 2007 được cấp bằng sáng tạo và đạt giải Ba hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Nghệ An.
          Với tâm huyết và nhiều sáng tạo trong hơn 20 năm làm nghề cơ khí chúng tôi tin tưởng chắc chắn ông Hồ Hoàn Cầu còn có nhiều sản phẩm cơ khí đáp ứng mong mỏi cải thiện điều kiện sản xuất thủ công của người dân vùng nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ta là công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam./.
                                                                 Hoàng Diện
                                               Trung tâm KC & TVPTCN Nghệ An

http://khuyencongnghean.com.vn/?page=4&sessionpage=795&pagecat=53&sessionid

Chưa bao giờ kinh doanh VLXD không nung dễ dàng như bây giờ!


Từ những năm 2000 đến nay, Chính Phủ đã ban hành nhiều quy định thúc đẩy thị trường gạch không nung, đến nay đã cho nhiều kết quả tích cực:
1. Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020.
2. Thông tư số 19/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng.
3. Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung
4. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ với tổng hạn mức vốn là 38.880.000 USD và sẽ được triển khai trong cả nước trong 5 năm tới.

Theo khảo sát của Công ty Hồ Hoàn Cầu, hiện nay trên cả nước các lò gạch ngói thủ công đã bắt đầu bị cấm hoạt động. Khoảng trống thị trường là rất lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người khởi sự kinh doanh.

Với mô hình kinh doanh đơn giản, hiệu quả cao và đem lại lợi nhuận lớn như mô hình máy ép gạch không nung Hồ Hoàn Cầu, khách hàng có một cơ hội tuyệt vời để nắm bắt được thời cơ này.
Tham khảo tình hình kinh doanh VLXD không nung:
1. http://hohoancau.com/…/gach-khong-nung-san-pham-chu…/60.html
2. http://vlxd.nuce.edu.vn/index.php?lg=1&id=2475.
3. http://sxsh.vn/…/Chien-luoc-phat-trien-san-xuat-gach-khong-….
Life is easy

Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu là nhà sáng chế và sản xuất máy ép gạch không nung hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi đã nghiên cứu và thương mại dòng máy ép gạch từ những năm 2000, đến nay đã có thế hệ máy thứ 6. 

6 lần được Đài truyền hình Việt Nam làm phóng sự về công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu (0983001038) - nhà sản xuất máy ép gạch không nung hàng đầu Việt Nam


1. Chương trình Vua bếp - từ năm 1998.
2. Chương trình Vì Người nghèo - VTV1

3. Chương trình Bảy ngày công nghệ - chuyên trang công nghệ Việt Nam - giới thiệu về công nghệ máy ép gạch không nung Hồ Hoàn Cầu:

4. Chương trình Chào buổi sáng - Vua máy ép gạch không nung Hồ Văn Hoàn



5. Chuyên trang VTV1: Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi - Giới thiệu về mô hình sản xuất máy ép gạch không nung Hồ Hoàn Cầu



6. Chương trình VTV1: tình hình thị trường gạch không nung Việt Nam - thực trạng và giải pháp - phỏng vấn ông Hồ Xuân Vinh - chuyên gia gạch không nung của công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu




Tình hình kinh doanh gạch không nung tại Việt Nam

Một điểm mạnh của các khách hàng Hồ Hoàn Cầu là có hiểu biết rất sâu về hành vi người tiêu dùng trên địa bàn, tuy nhiên thông tin tổng quan toàn ngành hoặc các thông tin chuyên ngành về VLXD không nung trên cả nước lại thiếu.
Nhằm bổ sung các thông tin đó, công ty Hồ Hoàn Cầu sẽ liên tục cập nhật các thông tin ngành VLXD Việt Nam cho tất cả khách hàng của mình. Hiếu biết thị trường nhỏ không thể phát triển công ty lớn lên đến tầm quốc gia được.


Chương trình VTV1: tình hình kinh doanh gạch không nung và phỏng vấn 
công ty sản xuất máy ép gạch không nung Hồ Hoàn Cầu

Từ ngày 25.5.2015 đến ngày 29.5.2015, đại diện công ty Hồ Hoàn Cầu đã thực hiện chuyến đi khảo sát thị trường VLXD Myanmar với Hội VLXD Việt Nam và họp Hội thảo khởi động dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam do Bộ KHCN và Bộ XD tổ chức, xin được tóm tắt qua một số tình hình VLXD tại Việt Nam như sau:

1. Chính phủ đã ra tay quyết liệt cấm các lò gạch ngói thủ công và có nhiều chính sách thúc đẩy gạch không nung.

Các quyết định, chính sách như quyết định 567/QĐ-TTg, chỉ thị 10/CT-TTg và nhiều thông tư, báo cáo của Chính phủ có thể tham khảo tại nhiều trang web của Bộ Xây dựng, Hội VLXD Việt Nam và công ty Hồ Hoàn Cầu www.hohoancau.com.
Từ năm 2015, Chính phủ đã triển khai dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam là bước đi quan trọng để phát triển thị trường VLXDKN. Trong đó, mục tiêu là đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ tài chính cho các dự án VLXD không nung với số vốn lên đến 38 triệu $, thực hiện dự án điểm và tuyên truyền lợi ích của gạch không nung cho thị trường hiểu rõ.

Đại diện công ty Hồ Hoàn Cầu tham gia đoàn của Hội VLXD Việt Nam công tác Myanmar
Đại diện công ty Hồ Hoàn Cầu và Tổng thư ký Hội VLXD Việt Nam - TS Thái Duy Sâm
Trên tinh thần trên, hiện rất nhiều địa phương đã cấm các lò gạch thủ công hoạt động. Tham khảo: http://www.hoivlxdvn.org.vn/index.php… hoặc http://www.tinmoi.vn/cam-lo-gach-thu-cong-hoat-dong-tai-7-d…
Như tại địa bàn Nghệ An nói riêng, các lò gạch thủ công đã bị cấm hoạt động từ lâu, các làng ngói như làng Cừa với 132 lò cũng đang phải tạm dừng hoạt động, chuyển đổi công nghệ mới có thể tiếp tục hoạt động.

2. Giải pháp gạch xi măng cốt liệu vẫn là giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả và kinh doanh tốt nhất.

 Ở VN hiện nay có 3 dòng sản phẩm gạch không nung: gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp và gạch bê tông bọt. Tuy nhiên chỉ có dòng xi măng cốt liệu có nhiều điều kiện phát triển và thực tế đang phát triển mạnh mẽ vì nhiều nguyên nhân như vật tư phổ biến, dễ dàng (đá bây, xi măng, cát), thị trường có từ 30 năm nay, có nhiều giải pháp công nghệ sản xuất như giải pháp máy ép gạch không nung của Hồ Hoàn Cầu: nhỏ gọn, dễ vận hành, chất lượng đảm bảo.
Riêng gạch bê tông khí chưng áp hiện có 2 nhà sản xuất lớn nhất là Công ty Sông Đà Cao Cường (200.000m3/năm) và An Thái (300.000 m3/năm), tuy nhiên công suất đạt thấp. Gạch bê tông bọt chưa được nhiều đơn vị sản xuất và thị trường đầu ra cũng không đạt kỳ vọng.

Hội nghị triển khai dự án tăng cường sử dụng gạch không nung tại Việt Nam của Bộ XD và Bộ KHCN
Như vậy, gạch không nung nói riêng và gạch xi măng cốt liệu nói chung chính là xu hướng của VLXD VN trong 10 năm sắp tới. Những người đón đầu dòng sản phẩm này sẽ có cơ hội để khai thác thị trường và chiếm lĩnh thị phần.

Tham khảo: www.hohoancau.com/ FB: Hồ Hoàn Cầu.